Giao thông vận tải đường bộ Giao_thông_vận_tải_Philippines

Đường sá

Philippines có 199.950 km (124.240 dặm) đường giao thông, trong đó 39.590 km (24.600 dặm) được trải nhựa. Tính đến năm 2004, tổng chiều dài mạng lưới đường không thu phí đã được báo cáo là 202.860 km, với phân bố như sau:

  • Quốc lộ - 15%
  • Tỉnh lộ - 13%
  • Đường đô thị - 12%
  • Đường barangay - 60%

Trong năm 1940, có 22.970 km (14.270 dặm) đường bộ trong cả nước, một nửa trong số đó là ở miền trung và miền nam Luzon.[5] Các tuyến đường phục vụ 50.000 xe.[5]

Xa lộ

Đại lộ Epifanio de los Santos

Xa lộPhilippines bao gồm các đường giao thông có thể được phân thành sáu nhóm: hệ thống xa lộ Maharlika, các tuyến đường cao tốc, xa lộ nội vùng, xa lộ nội tỉnh, trục giao thông vùng đô thị Manila, hệ thống xa lộ Pan-Philippine cùng mạng lưới đại lộ và đường chính ở các thành phố hạng hai và đô thị vệ tinh.

Hệ thống xa lộ Pan-Philippine là một mạng lưới đường giao thông, cầu, và dịch vụ phà dài 3.517 km (2.185 dặm) nối các đảo Luzon, Samar, Leyte, và Mindanao, đóng vai trò như tuyến giao thông huyết mạch của Philippines. Trạm cuối phía bắc của tuyến đường này ở Laoag, và trạm cuối phía nam là thành phố Zamboanga.

Đường cao tốc

Philippines có nhiều đường cao tốc và hầu hết trong số chúng đều nằm ở hòn đảo chính Luzon. Các hệ thống cao tốc đầu tiên là đường cao tốc North Luzon hay trước đây có tên là đường North Diversion Road, và đường cao tốc South Luzon, với tên cũ là South Super Highway. Cả hai được xây dựng vào năm 1970, dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos.

Đường sắt

Giao thông vận tải đường sắt ở Philippines bao gồm các dịch vụ cung cấp bởi ba hệ thống vận chuyển nhanh và tuyến đường sắt công cộng Manila Light Rail Transit System (LRT-1 and LRT-2), Manila Metro Rail Transit System (MRT-3) và PNR Metro South Commuter Line.

The Manila Light Rail Transit System, viết tắt LRTA system, là một hệ thống tàu điện ngầm phục vụ vùng đô thị Manila, đây là hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên ở Đông Nam Á.[6] Hệ thống phục vụ tổng cộng 928.000 hành khách mỗi ngày trong năm 2012.[7][8] Nó có 31 trạm dọc trên 31 km đường (19 dặm) chủ yếu là đường ray nổi trên mặt đất: tuyến đầu tiên LRT Line 1 (LRT-1), và tuyến hiện đại hơn LRT Line 2 (LRT-2) đi qua các thành phố Caloocan, Manila, Marikina, Pasay, San JuanQuezon. Ngoài hệ thống LRTA, Metro Rail Transit System Manila hoặc hệ thống MRTC cũng phục vụ vùng đô thị Manila. Hệ thống này nằm dọc theo Epifanio de los Santos Avenue (EDSA), một trong những đường phố chính của vùng đô thị Manila. Nó có 13 trạm dọc 16,95 km đường tạo thành một trục duy nhất MRT Line 3 (MRT-3) đi qua các thành phố Makati, Mandaluyong, PasayQuezon City. Một số trạm của hệ thống đã được trang bị thêm với thang cuốnthang máy để đi lại dễ dàng hơn, và số lượng khách đi xe đã tăng lên. Đến năm 2004 MRT-3 phục vụ nhiều hành khách nhất, với 400.000 hành khách mỗi ngày.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giao_thông_vận_tải_Philippines http://www.boracay-budgettravel-tips.com/motorized... http://www1.philippineairlines.com/about-pal/ http://www1.philippineairlines.com/flights/flights... http://www.philstar.com/nation/150795/government-k... http://www.worldaerodata.com/countries/Philippines... http://www.urbanrail.net/as/mani/manila.htm http://www.lrta.gov.ph/kp_line_1_system.php http://www.lrta.gov.ph/kp_line_2v2_system.php http://www.lrta.gov.ph/line_1_system.php http://www.tourism.gov.ph/sitepages/gettingaround....